Ghế Massage

Mới đây, PGS Huỳnh Quyết Thắng, Giám đốc Đ đá gà trực tiếp thomo bình luận viên

【đá gà trực tiếp thomo bình luận viên】Nơi đầu tiên yêu cầu không mua bán kết quả nghiên cứu khoa học

Mới đây,ơiđầutiênyêucầukhôngmuabánkếtquảnghiêncứukhoahọđá gà trực tiếp thomo bình luận viên PGS Huỳnh Quyết Thắng, Giám đốc ĐH Bách khoa Hà Nội đã ký quyết định (QĐ) số 12160/QĐ-ĐHBK ban hành quy định liêm chính học thuật (LCHT) của ĐH Bách khoa Hà Nội. Với quy định này, ĐH Bách khoa Hà Nội là cơ sở đào tạo, nghiên cứu đầu tiên của cả nước đưa ra yêu cầu "không mua, bán kết quả nghiên cứu khoa học dưới mọi hình thức".

Nơi đầu tiên yêu cầu không mua bán kết quả nghiên cứu khoa học- Ảnh 1.

Một tuần sau khi cùng Bộ KHCN và Bộ GD-ĐT tham gia tổ chức hội thảo về liêm chính trong nghiên cứu, ĐH Bách khoa Hà Nội đã ban hành quy định liêm chính khoa học

KHÔI NGUYÊN

Xem toàn văn QĐ12160 của ĐH Bách khoa Hà Nội ở đây.

Không công bố sản phẩm khoa học do thuê hoặc nhờ người làm

Theo QĐ12160, ĐH Bách Khoa Hà Nội đưa ra 12 yêu cầu trong Điều 4 quy định LCHT trong hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo mà cán bộ, giảng viên, người học… của ĐH phải thực hiện. Một trong 12 yêu cầu đó là "không mua, bán kết quả nghiên cứu khoa học dưới mọi hình thức" (khoản 9).

Với yêu cầu về "trung thực, minh bạch" (khoản 6) trong quá trình nghiên cứu, ĐH Bách khoa Hà Nội đã liệt kê các hành vi đạo văn, tự đạo văn bị nghiêm cấm. Theo đó, phạm vi khái niệm đạo văn không chỉ sao chép (nguyên văn hoặc một phần) của người khác, hay trích dẫn nguồn không chính xác/đầy đủ… còn là "sử dụng, công bố sản phẩm do thuê hoặc nhờ người khác thực hiện dưới tên mình".

Liên quan tới tư cách tác giả, đồng tác giả công trình khoa học, ĐH Bách khoa Hà Nội yêu cầu "không tự ý đưa tên người khác, không giả mạo chữ ký người khác trong danh sách thành viên nghiên cứu, hồ sơ đề tài, nhiệm vụ khoa học công nghệ (KHCN), không đưa tên người không có liên quan vào danh sách thành viên nghiên cứu", "phải có ý kiến của các đồng tác giả về việc ghi hoặc không ghi tên của họ trong các ấn phẩm khoa học nếu không có thỏa thuận khác", "tuân thủ quy định về quyền tác giả khi công bố sản phẩm học thuật"…

Ngoài ra, ĐH Bách khoa Hà Nội còn yêu cầu cán bộ, giảng viên, người học… của mình phải "tôn trọng ý tưởng của người khác; không sao chép, biến ý tưởng của người khác thành ý tưởng, đề xuất của mình", "không bịa đặt, ngụy tạo đối tượng nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu, hồ sơ - lý lịch khoa học"...

Không tham gia viết hoặc nghiên cứu thuê dưới mọi hình thức

Một trong 12 yêu cầu trong Điều 4 của QĐ12160, ĐH Bách khoa Hà Nội quy định: "Cán bộ thuộc ĐH Bách khoa Hà Nội phải ghi tên đơn vị là ĐH Bách khoa Hà Nội trong công bố khoa học, không được ghi tên đơn vị là tổ chức, đơn vị khác ngoài ĐH Bách khoa Hà Nội.

Đối với cán bộ đang là học viên cao học, nghiên cứu sinh, nghiên cứu viên sau tiến sĩ tại các cơ sở giáo dục đào tạo khác trong nước và quốc tế thì có thể ghi tên đồng thời tại ĐH Bách khoa Hà Nội và cơ sở giáo dục đào tạo đang theo học, nghiên cứu. Học viên cao học, nghiên cứu sinh của ĐH có thể ghi tên đơn vị đồng thời ĐH Bách khoa Hà Nội và đơn vị công tác của bản thân".

Yêu cầu ghi đúng tên cơ quan làm việc kèm theo tên tác giả khi công bố công trình khoa học tiếp tục được nhấn mạnh một lần nữa ở Khoản 4 Điều 5 (LCHT trong liên kết nghiên cứu khoa học, liên kết đào tạo): "Trong các sản phẩm được công bố, phải đề tên đơn vị là ĐH Bách khoa Hà Nội và có thể đề tên đơn vị, tổ chức có liên kết hợp tác theo thỏa thuận/hợp đồng liên kết. Với trường hợp khác, chỉ được thực hiện khi có chấp thuận bằng văn bản của Giám đốc ĐH Bách khoa Hà Nội".

Cũng trong Điều 5, ĐH Bách khoa Hà Nội yêu cầu cán bộ, giảng viên, người học phải "tôn trọng và đề cao tinh thần liêm chính Người Bách khoa trong mọi hoạt động hợp tác, liên kết về học thuật", "không được tự ý chuyển giao ý tưởng, nhiệm vụ nghiên cứu đã đăng ký sau khi tham gia thỏa thuận/hợp đồng liên kết cho đối tác hoặc bên thứ 3 mà không có sự cho phép của cấp có thẩm quyền của ĐH". Đặc biệt, cán bộ, giảng viên, người học… ĐH Bách khoa Hà Nội "không tham gia viết/nghiên cứu thuê, cổ vũ, hỗ trợ các hành vi vi phạm LCHT dưới mọi hình thức".

Vi phạm LCHT có thể bị đề nghị xử lý hình sự

Có thể thấy QĐ12160 có khá đầy đủ nội dung liên quan tới việc xử lý vi phạm nếu có khi xảy ra hành vi phi LCHT. Trong đó quy định vai trò nhiệm vụ của các ban chức năng của ĐH Bách khoa Hà Nội. Theo đó, các đầu mối tiếp nhận thông tin về dấu hiệu/hành vi vi phạm LCHT gồm hai ban KHCN (liên quan đến sản phẩm nghiên cứu) và Đào tạo (liên quan đến sản phẩm đào tạo); riêng ban Thanh tra, Pháp chế, Kiểm toán nội bộ là đầu mối tiếp nhận đơn thư, ý kiến phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo các hành vi có dấu hiệu vi phạm LCHT trong toàn ĐH.

Các cá nhân trong và ngoài ĐH Bách khoa Hà Nội đều có quyền phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo các hành vi có dấu hiệu vi phạm LCHT của cán bộ, viên chức, người học thuộc ĐH Bách khoa Hà Nội.

Đồng thời, ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ có một hội đồng tư vấn liêm chính khoa học có chức năng tư vấn cho Giám đốc ĐH Bách khoa Hà Nội trong thẩm định, đánh giá mức độ vi phạm về LCHT.

Sau khi tiếp nhận thông tin về dấu hiệu vi phạm LCHT, đơn vị tiếp nhận sẽ đánh giá sơ bộ, làm việc với cá nhân có liên quan, lập biên bản ghi nhận sự việc và báo cáo với giám đốc ĐH. Tùy theo mức độ vụ việc và hồ sơ minh chứng, giám đốc ĐH chỉ đạo việc lấy ý kiến của hội đồng hoặc giao cho các ban chức đề xuất phương án xử lý.

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự theo quy định của pháp luật và các quy chế, quy định của ĐH Bách khoa Hà Nội.

Các cá nhân có hành vi vi phạm LCHT còn có thể phải chịu hình thức xử lý bổ sung theo quy định cụ thể của từng lĩnh vực: nghiên cứu khoa học, đào tạo, thi đua khen thưởng… Các sản phẩm học thuật bị xác định là vi phạm LCHT phải được chỉnh sửa, bổ sung, hoặc thu hồi theo quyết định của giám đốc ĐH Bách khoa Hà Nội.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap